Đồng (Cu) ngăn chặn cá tránh các mối nguy hại

-

Cá không phát hiện ra mối nguy hiểm trong nước bị ô nhiễm đồng. Một nghiên cứu mới, được trình bày tại cuộc họp của Hiệp hội Sinh học Thực nghiệm vào ngày 05 tháng 07, cho thấy cá không thể phát hiện ra một tín hiệu mùi nguy hiểm phát ra từ các loài cá khác trong vùng nước bị nhiễm đồng.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Bill Dew tiến hành tại Đại học Lethbridge ở Canada lần đầu tiên chỉ ra tác động của ô nhiễm kim loại niken và đồng lên các tế bào thần kinh khứu giác cụ thể của cá, và cách thức nó ảnh hưởng đến khả năng phát hiện và bơi ra khỏi vùng nguy hiểm bởi những tín hiệu phát ra từ các loài cá khác của cùng một loài (conspecifics) khi một cuộc tấn công của một động vật ăn thịt diễn ra.

Tiến sĩ Bill Dew nói: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng đồng có ảnh hưởng đến chức năng của một loại tế bào thần kinh khứu giác cụ thể trong cá, ngăn chặn chúng phát hiện ra các tín hiệu quan trọng được sử dụng để phát hiện ra các con cá khác bị thương do bị động vật ăn thịt tấn công.”

Sử dụng một kỹ thuật đo lường phản ứng của hệ thống khứu giác với mùi, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồng và niken ảnh hưởng đến khả năng của các tế bào khác nhau để phát hiện ra các tín hiệu mùi. Hơn nữa, sử dụng một loạt các thí nghiệm chống lại động các động vật ăn thịt (anti-predator), kết quả cho thấy khi cá tiếp xúc với đồng sẽ không có khả năng chống lại kẻ thù, trong khi đó cá chép (Pimephales promelas) không tiếp xúc với đồng hoặc tiếp xúc với nickel thì có khả năng đó.

Tiến sĩ Bill Dew nói: “Điều này có nghĩa là cá trong một môi trường bị ô nhiễm với đồng sẽ không thể phát hiện các hợp chất giải phóng ra trong một cuộc tấn công của các động vật ăn thịt và có khả năng chúng không thể tránh kẻ thù, trong khi cá trong môi trường bị ô nhiễm nickel vẫn có thể phát hiện ra các hợp chất này và thực hiện các hành vi chống lại động vật ăn thịt.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: The Fish Site News Desk

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments