Dùng sản phẩm từ vi khuẩn để ngăn hàu bám vào vỏ tàu thủy

-

Trong khi hàu bám vào các vỏ tàu thủy dường như là chuyện rất bình thường ở môi trường biển, sự thật là sự hiện diện của sinh vật này trên vỏ tàu thủy gây nên rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Hàu bám vào vỏ tàu làm tăng trọng lượng của tàu, tăng độ cản nước, máy tàu phải làm việc với công suất lớn hơn và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Mặc dù có nhiều loại chất chống hàu bám vào vỏ tàu, hầu hết chúng đều rất độc, có thể thải ra môi trường và ảnh hưởng đến sinh vật biển. Một số giải pháp thân thiện hơn với môi trường được áp dụng gần đây để chống hàu bám như dùng nấm hay lớp phủ bề mặt lấy cảm hứng từ vỏ hạt, nhưng các nhà khoa học ở trường đại học Gothenburg ở Thụy Điển báo cáo đã thành công trong việc sử dụng phân tử có nguồn gốc từ vi khuẩn dùng để chống hàu bám.

Phân tử này có tên là macrocyclic lactone và các loài hàu thì “kỵ” với chất này. Trong thử nghiệm thực tế, một lượng nhỏ lactone được thêm vào sơn chống hàu thông thường sau đó sơn vào vỏ tàu thủy, một chất kết dính được sử dụng để ngăn không cho lactone khuếch tán vào môi trường nước. Mặc dù ấu trùng hàu vẫn bám vào vỏ tàu, nhưng đến khi chúng trường thành và bám sâu vào vỏ tàu chúng sẽ tiếp xúc với lactone và rời khỏi vỏ tàu.

Đây cũng là cách mà các loài sinh vật biển dùng để chống lại hàu bám vào thân nó, ví dụ như tảo nâu cũng sử dụng chất này để chống lại hàu bám vào lá của nó.

Các nhà nghiên cứu ở trường đại học Gothenburg tin rằng giải pháp này hoàn toàn có thể thay thế các chất chống hàu độc hại khác có nguồn gốc từ đồng và khi sử dụng chất này có thể bảo vệ vỏ tàu tránh hàu bám trong nhiều năm.

Các nhà khoa học thuộc trường này cũng nghiên cứu sử dụng một loại thuốc thú y có tên là medetomidine để chống lại các ấu trùng hàu bám vào vỏ tàu.

Bài báo nghiên cứu về phân tử macrocyclic lacton được công bố gần đây trên tạp chí Biofouling.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: Gizmag

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments