Công nghệ nuôi tôm không thay nước tại Bangladesh

-

Nuôi tôm là một hoạt động canh tác lâu đời tại phía nam Bangladesh. Tôm thường được nuôi ghép với cá hoặc các loài giáp xác khác trong một hệ thống ao nuôi có diện tích lớn và năng suất rất thấp.

Trong hệ thống nuôi ghép này, nông dân thường chỉ thả giống, giữ nuôi trong ao và sau đó thu hoạch mà không cho ăn hoặc cho ăn rất ít, năng suất hàng năm chỉ đạt khoảng 100-200 kg/ha. Nông dân nuôi tôm quảng canh bắt đầu chịu nhiều thiệt hại trên diện rộng do dịch bệnh vào những năm 1994.

Trong rất nhiều trường hợp, giải pháp để ngăn chặn mầm bệnh bộc phát trong ao là ngăn không cho chúng xâm nhập vào hệ thống nuôi, và nếu khi ao nhiễm bệnh thì giải pháp diệt khuẩn hay khử trùng ao nuôi như thế nào là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi tôm từ các con đường sau: từ tôm post nhiễm bệnh, nguồn nước ô nhiễm, từ thức ăn, các trang thiết bị, con người và các động vật như chim, chuột,…Mặc dù các giải pháp đối phó với bệnh tôm đang được đầu tư nghiên cứu trên thế giới, các công nghệ nuôi tôm nâng cao vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Thời gian gần đây ở Bangladesh, một vài nông dân đã thay đổi tập quán canh tác của họ bằng cách áp dụng những kỹ thuật mới trong nuôi tôm nhằm giảm dịch bệnh như:

– Sử dụng tôm giống được chứng nhận sạch bệnh (tôm SPF)
– Nuôi tôm không thay nước
– Phát triển các hệ thống an toàn sinh học
– Cải thiện các hệ thống nuôi khép kín
– Chuẩn bị thêm ao lắng dự phòng bên cạnh ao nuôi chính
– Có hàng rào xung quanh ao để ngăn chặn các sinh vật có thể mang mầm bệnh vào ao nuôi
– Cho tôm ăn thêm thức ăn thay vì chỉ thả giống rồi đợi đến ngày thu hoạch

Tuy nhiên, để áp dụng thành công những kỹ thuật mới này vào ao nuôi, nông dân cần tuân thủ chặt chẽ qui trình nuôi từ lúc chuẩn bị ao cho đến khi thu hoạch tôm.

1. Chuẩn bị ao nuôi

Giai đoạn chuẩn bị ao bao gồm xây dựng ao nuôi và chuẩn bị nguồn nước. Ao nuôi có thể là ao mới hoặc ao cũ. Hệ thống bờ ao phải đảm bảo giữ được mực nước thích hợp và trách hiện tượng rò rỉ nước. Hệ thống bờ ao phải cao ít nhất 1.5 m tính từ đáy ao và hệ số nghiêng là 1:2. Bờ ao phải có chiều rộng ít nhất 1 m để đi lại và vận chuyển các trang thiết bị. Đáy ao phải được san phẳng và thiết kế nghiêng về phía cống thoát nước để đảm bảo rút cạn nước khi thu hoạch. Mực nước trong ao nuôi phải đảm bảo thấp nhất là 1 m ngay cả ở chổ cạn nhất. Đây là hệ thống hoàn toàn kín và không có lắp đặt hệ thống sụt khí trong ao. Xung quanh bờ ao phải được rào bằng lưới mãnh cao 2 feet hoặc 58 cm để tránh sự xâm nhập của cua còng hoặc các sinh vật khác vào ao nuôi.

2. Chuẩn bị ao lắng

Cần thiết phải có một ao lắng hoàn toàn tách biệt với ao nuôi tôm chính, chiếm khoảng 30% tổng diện tích ao nuôi. Nước trong ao lắng phải được xử lý cẩn thận để kịp thời cung cấp cho ao nuôi khi nước bốc hơi hoặc thất thoát nhằm đảm bảo độ sâu cần thiết. Nước trước tiên được lấy vào ao lắng và ao nuôi thông qua thủy triều có dùng lưới lọc, sau đó để lắng vài ngày và tiến hành xử lý bằng bột chlorine với liều 600 kg/ha.

3. Chuẩn bị thả giống

Sau khi xử lý nước, thời gian để chlorine phân hủy hoàn toàn trong ao là từ 7-8 ngày. Sau đó tiến hành bón phân urê và triple superphosphate (TSP) để gây màu tạo thức ăn tự nhiên trong ao. Tổng cộng thời gian chuẩn bị này mất khoảng 20 ngày để ao nuôi có thể sẳn sàng thả tôm giống. Tôm giống có chứng nhận sạch bệnh đã kiểm tra bằng PCR được thả với mật độ 6 con/m2 sau khi thuần với nhiệt độ và độ mặn của ao nuôi. Tôm được cho ăn với tỷ lệ cân bằng trong suốt chu kỳ 90 ngày nuôi. Năng suất có thể đạt 600-1200 kg/ha.

4. Quản lý ao trong quá trình nuôi

Quản lý các chỉ tiêu chất lượng nước ao nuôi tôm, sự tăng trưởng của tôm và các biện pháp an toàn sinh học cần phải được kiểm soát trong suốt quá trình nuôi. Sự khác nhau căn bản giữa hệ thống nuôi tôm truyền thống và ứng dụng công nghệ mới ở Bangladesh được liệt kê trong Bảng 1.

image

Các chỉ tiêu an toàn sinh học cần kiểm soát trong suốt quá trình nuôi như sau:

– Hạn chế tối đa khách tham quan đi xung quanh ao nuôi
– Cần có cổng với khóa để ngăn chặn người lạ hoặc động vật xâm nhập vào ao nuôi
– Tay chân phải được khử trùng trước khi vào ao nuôi tôm
– Các dụng cụ phải được tiệt trùng và chỉ sử dụng cho 1 ao nuôi trong suốt vụ nuôi
– Thức ăn, hóa chất, phân bón phải được giử ở nơi khô ráo và an toàn
– Lưới phải được rào xung quanh ao và thường xuyên kiểm tra để ngăn chặn các sinh vật như cua còng xâm nhập vào ao mang theo mầm bệnh
– Bờ ao phải kiên cố, tránh bị rò rỉ nước

5. Kết luận

Hệ thống nuôi tôm quảng canh không thay nước, không có trang bị sụt khí và có cho ăn thức ăn bổ sung là một ý tưởng mới và đang dần phổ biến ở Bangladesh. Mặc dù năng suất tăng cao và rũi ro về dịch bệnh của hệ thống này được đảm bảo, những người nông dân nuôi tôm ở qui mô nhỏ rất khó có thể đầu tư thực hiện mà không có sự hỗ trợ về tài chính để có thể áp dụng qui trình nuôi này.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Nguồn tin: S. M. Nazmul Alam. Zero water exchange in shrimp farming in Bangladesh. Aquaculture Pacific July/August 2013.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments