Ảnh hưởng của hệ vi sinh vật trong hệ thống biofloc đến bệnh tôm

-

Hội thảo về công nghệ biofloc và bệnh tôm được tổ chức ở TP. HCM, Việt Nam vào ngày 9/12/2013, chủ đề của Hội thảo là “mối liên hệ giữa công nghệ biofloc và bệnh gan tụy cấp tính AHPND/EMS trên tôm.”

Hội thảo đã thảo luận về các đặc điểm của hệ thống nuôi tôm áp dụng công nghệ biofloc trong việc giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, đặc biệt là bệnh gan tụy cấp tính AHPND/EMS. Hội thảo có khoảng 200 người tham dự và 21 bài thuyết trình, trong đó có khoảng 25 nông dân nuôi tôm tham gia.

Báo cáo về “Ảnh hưởng của hệ vi sinh vật trong hệ thống biofloc đến bệnh tôm” cho thấy, nước trong hệ thống biofloc chứa một lượng rất lớn các loài vi khuẩn. Tác giả Jang đã tìm thấy trong hệ thống này có tới 351-773 loài vi khuẩn khác nhau. Một báo cáo khác cho biết có tới 2000 loài vi khuẩn khác nhau trong hệ thống. Trong đó, nhóm vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Bacteroidetes, một nhóm vi khuẩn phổ biến trong nước thải ở các nhà máy.

Vibrio là nhóm vi khuẩn cơ hội, trong môi trường nước bẩn và có nhiều dinh dưỡng (mature or aged water), chúng bị kiểm soát bởi tập hợp các loài vi khuẩn khác đa dạng hơn. Bằng chứng cho vấn đề này, theo báo cáo của Victoria Alday-Sanz cho biết dịch bệnh AHPND/EMS đã bùng phát chỉ vài ngày sau khi thay nước ao nuôi tôm ở Mexico. Điều này cho thấy, khi mật độ các vi khẩn khác trong ao nuôi tôm giảm đi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio phát triển. Đặc điểm của môi trường nước có nhiều dinh dưỡng và mật độ vi khuẩn cao trong việc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMS là chưa được khẳng định một cách chắc chắn. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy các thành phần vi sinh vật trong biofloc đặc biệt là vi khuẩn có thể hạn chế sự bùng phát của nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio, trong đó có V. parahaemolyticus gây bệnh gan tụy cấp trên tôm.

Oliver Decamp trích dẫn nghiên cứu trong luận án tiến sỹ của R. Crab (2010) cung cấp thêm bằng chứng về khả năng kiểm soát nhóm vi khuẩn Vibrio của hệ thống biofloc. Tôm được nuôi thí nghiệm với thức ăn hoàn toàn là thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn công nghiệp + biofloc. Biofloc được tạo ra từ các nguồn cacbon khác nhau có hoặc không có bổ sung chế phẩm sinh học chứa Bacillus spp. Các nghiệm thức bao gồm chỉ thức ăn công nghiệp; thức ăn công nghiệp + đường sucrose; thức ăn công nghiệp + sucrose + Bacillus; thức ăn công nghiệp + glycerol; thức ăn công nghiệp + glycerol + Bacillus. Với các nghiệm thức chứa các nguồn cacbon khác nhau có hoặc không có bổ sung Bacillus, mật độ vi khuẩn Vibrio luôn thấp hơn so với nghiệm thức chỉ dùng thức ăn công nghiệp. Khi có bổ sung thêm vi khuẩn Bacillus, mật độ vi khuẩn Vibrio cũng thấp hơn so với hai nghiệm thức có bổ sung cacbon hữu cơ.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Information: Yoram Avnimelech (Professor Emeritus), Civil and Environmental Engineering, Technion, Israel Institute of Technology, Haifa, 32000 Israel (phone 972-0-3-7522406, mobile 972-0523-511702, emailagyoram@technion.ac.il, webpage http://www.technion.ac.il/en/).
Source: Email to Shrimp News International from Yoram Avnimelech (above). Subject: Report on Workshop.  December 26, 2013.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments