Ương nuôi thâm canh ấu trùng cá tuyết trong hệ thống tuần hoàn (RAS) sử dụng màng lọc sinh học (MBR) để tăng cường loại bỏ hạt keo và các chất rắn lơ lửng có kích cỡ nhỏ

-

Ương nuôi thâm canh ấu trùng cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) đã được nghiên cứu trong một hệ thống tuần hoàn thông thường (cRAS) và hệ thống tuần hoàn cải tiến với màng lọc (mRAS).

Ấu trùng cá tuyết rất nhạy cảm với chất lượng nước, và hệ thống tuần hoàn có tác dụng hữu ích lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng bằng cách tăng cường loại bỏ các hạt keo, chất rắn lơ lửng có kích cở nhỏ và làm giảm chất dinh dưỡng như mong đợi. Màng lọc sinh học (MBR) là một công nghệ đầy tiềm năng và tiến bộ trong việc xử lý nước nuôi trồng thủy sản. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống màng lọc sinh học (MBR) để tăng cường xử lý nước trong hệ thống tuần hoàn (RAS).

image

Một hệ thống tuần hoàn thông thường (cRAS) và hệ thống tuần hoàn cải tiến với màng lọc (mRAS) đã được vận hành song song. Trong hệ thống tuần hoàn cải tiến với màng lọc sinh học (mRAS) có khoảng 8,5% dòng nước tuần hoàn đã được lọc qua màng bất cứ lúc nào. Qua thí nghiệm, hệ thống tuần hoàn cải tiến với màng lọc sinh học (mRAS) đã cho thấy độ đục và số lượng các hạt keo thấp hơn đáng kể so với hệ thống nuôi tuần hoàn thông thường (cRAS), cũng như mật số vi khuẩn thấp hơn đáng kể và ổn định hơn. Toàn bộ có hơn 13% ấu trùng cá tuyết tăng trưởng (trọng lượng, %) sau 40 ngày ương và tỷ lệ sống cao hơn 3.5% sau 50 ngày ương đã được đo trong hệ thống tuần hoàn cải tiến với màng lọc (mRAS).

Kết quả cho thấy có một tiềm năng rất lớn trong việc sử dụng một hệ thống màng lọc trong hệ thống nuôi tuần hoàn.

Intensive rearing of cod larvae (Gadus morhua) in recirculating aquaculture systems (RAS) implementing a membrane bioreactor (MBR) for enhanced colloidal particle and fine suspended solids removal

Intensive rearing of Atlantic cod larvae (Gadus morhua) was investigated in a conventional recirculating aquaculture system (cRAS) and a membrane modified RAS (mRAS). Cod larvae are sensitive to water quality, and beneficial effects on growth and survival from enhanced removal of colloidal particles, fine suspended solids and nutrient reduction were expected. Membrane bioreactors (MBR) are a potential technology for advanced water treatment in aquaculture. The aim of this project was to assess the effect of an MBR system for enhanced treatment in RAS. A cRAS and mRAS treatment train were operated in parallel. In the mRAS Scheme 8.5% of the recycle stream was filtered through the membrane at any time. The mRAS scheme demonstrated a significantly lower turbidity and number of colloidal particles as compared to the cRAS scheme, as well as significantly lower bacteria concentrations and more stability. Overall a 13% higher cod larvae growth (weight, %) at 40 dph and 3.5% higher survival rate at 50 dph was measured in the mRAS scheme. Results show there is a great potential of implementing a membrane filtration system in aquaculture recycling systems.

Phó Văn Nghị, trieutuan.blog
Holan A. B., Wold P. A. and Leiknes T. O., 2013. Intensive rearing of cod larvae (Gadus morhua) in recirculating aquaculture systems (RAS) implementing a membrane bioreactor (MBR) for enhanced colloidal particle and fine suspended solids removal. Aquacultural Engineering. In Press, Accepted Manuscript.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments