Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bớp giống ở các độ mặn khác nhau trong hệ thống tuần hoàn

-

Cá bớp (Rachycentron canadum) là một loài mới phát triển trong nuôi trồng thủy sản cho cả nuôi lồng ngoài khơi và trên đất liền chẳng hạn như hệ thống tuần hoàn.

Khả năng phát triển của cá bớp ở các độ mặn khác hơn so với đại dương (~ 34 ppt) có thể thực hiện bằng bổ sung các sản phẩm thích hợp cho loài này. Nuôi cá ở độ mặn thấp có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và đơn giản hóa việc quản lý nước. Trong hai thí nghiệm với thời gian 8 tuần cho mỗi thí nghiệm, nghiên cứu này đã đánh giá sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bớp giống ương ở các độ mặn khác nhau 5, 15, và 30 ppt. Thí nghiệm được tiến hành trong bể 456 L, với 10 cá/bể. Nhiệt độ nước duy trì mức 27 ± 1°C và nước máy máy thành phố đã khử clo (0 ppt, 56,8 ppm Ca2+) được thêm vào nước biển (30 ppt, 325,3 ppm Ca2+) để đạt được độ mặn cho các nghiệm thức.

Cá giống được sử dụng trong cả hai thí nghiệm với trọng lượng trung bình ban đầu là 6,0 g cho nghiệm thức 1 và 6,7 g cho nghiệm thức 2.Trong cả hai thí nghiệm, cá được cho ăn 2 lần/ngày với khẩu phần ăn đã được xác định, và lượng thức ăn được đo để xác định hiệu quả sử dụng thức ăn. Cá từ mỗi bể được đếm và đo trọng lượng mỗi tuần cho đến khi kết thúc của mỗi thí nghiệm sau 8 tuần để theo dõi sự tăng trưởng và tỷ lệ sống.

Kết quả cho thấy. tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không khác biệt đáng kể trong thí nghiệm đầu tiên, nhưng trong thí nghiệm thứ hai thì tỷ lệ sống của nghiệm thức 5 ppt (68, 3%) thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức 15 ppt (90%) hoặc 30 ppt (92,5%). Hiệu quả sử dụng thức ăn rất cao trong cả hai thí nghiệm với tất cả các nghiệm thức khác nhau, giữa 1,05 và 1,13. Cá được ương ở độ mặn 5 ppt có tốc độ tăng trưởng bằng hoặc tốt hơn so với cá nuôi ở độ mặn 15 và 30 ppt (tăng trưởng trung bình đạt được từ 96,2-115,3 g).

Nghiên cứu này chỉ ra rằng cá bớp giống có thể được nuôi ở độ mặn thấp 5 ppt.

Phó Văn Nghị, trieutuan.blog
Resley M.J., Kenneth A. W. Jr., Holt G. J., 2005. Growth and survival of juvenile cobia, Rachycentron canadum, at different salinities in a recirculating aquaculture systum. Aquaculture 253 (2006) 398 -407.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments