Cá đao dùng giác quan thứ sáu để phát hiện và bắt mồi

-

Loài cá quý hiếm này dùng mũi răng cưa làm “ăng ten” phát hiện điện trường của con mồi. Có lẽ không thấy được người chết vì cá đao, nhưng cá đao răng nhọn dùng giác quan thứ sáu nằm trên mũi để săn và cắt con mồi, một nghiên cứu lần đầu tiên cho thấy.

Trước đây các nhà khoa học cho rằng cá đao răng nhọn – loài cá nước ngọt và cá đại dương lớn – dùng mũi để lùng sục trong cát và bùn để kiếm mồi.

Hiện nay, những thí nghiệm ban đầu đưa ra giả thuyết là chiếc mũi dài với hai hàng răng có nhiều lỗ nhỏ có thể phát hiện những chuyển động hoặc điện trường của con mồi đang bơi ngang qua – hoạt động như dạng “cảm nhận từ xa“, Barbara Wueringer, một nhà sinh học thần kinh giác quan thuộc Trường đại học Queensland ở Úc, nói qua E-mail.

Kỹ năng này thực sự có ích khi dùng mũi tìm thức ăn trong vùng nước đục và tối, Wueringer nói.

image

“Thanh kiếm” làm từ phần “mũi” của cá đao

Chiếc mũi, phần sụn kéo dài của hộp sọ – cũng được dùng làm vũ khí, một nghiên cứu mới cho biết. Một cú tấn công ở một phía có thể cắt nửa những con cá nhỏ, cô quan sát trong phòng thí nghiệm.

“Chúng ta biết quá ít về cá đao răng nhọn, ngay cả con vật này có thể phát triển rất lớn” – dài tới 5 mét. “Biết được chiếc mũi hoạt động giống như ăng ten cảm nhận được con mồi là rất thú vị.”

Ý nghĩa của cá đao

Ngoài việc quan sát con vật, Wueringer đã khảo sát tỉ mỉ một số cá đao đã bị bắt tình cờ hoặc những con chết tự nhiên.

Cô nhận ra mũi cá đao đầy những lỗ nhỏ li ti, cho thấy khả năng con vật phát hiện điện trường có trong tất cả các động vật đang sống. Cá mập và cá đuối có những lỗ này, cũng như một số loài cá thở bằng mang và phổi cũng như một số loài động vật có vú như thú lông nhím.

Bằng cách tạo ra “bản đồ” da của bốn loài cá đao quý hiếm, Wueringer ráp lại các điểm nơi mà những lỗ này được phân bố trên mũi. Sau đó cô so sánh dữ liệu này với vị tri lỗ trên hai loài cá đuối đuôi nhám.

Xác định nơi những lỗ này tập trung nhiều sẽ cho những bằng chứng về hành vi kiếm ăn của con vật, cô nói.

“ Ví dụ, cá đuối có mắt ở phần trên đầu của chúng, nhưng miệng lại ở phía dưới. Các lỗ có thể phát hiện điện trường xung quanh miệng cho phép những con vật này cảm nhận con mồi chúng đang cố ăn – nhưng không nhìn thấy nó,” cô nói.

Ở cá đao, những lỗ này tập trung nhiều nhất ở phía trên của mũi, làm cho nó có khả năng đuổi theo con cá trong khoảng không gian phía trên mũi của nó.

Nghiên cứu cá đao có thể giúp các loài cá quý hiếm

Wueringer hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp cho những nhà bảo tồn biết thêm về cá đao, đặc biệt là bốn loài cô đang nghiên cứu, những loài cá mà thành trì cuối cùng của chúng là một vịnh xa xôi ở bắc Úc.

Nói chung, cá đao đã bị suy giảm rất mạnh trong những năm gần đây, chủ yếu là do đánh cá quá mức – cả chủ ý và tình cờ – vì mũi có răng cưa của nó rất dễ vướng vào lưới cá.

“Để bảo vệ loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này, chúng ta phải biết về chúng càng nhiều càng tốt,” cô nói.

“Một loài bắt mồi như thế nào, và giác quan nào tham gia trong việc phát hiện con mồi, là một phần trong sự hiểu biết chung về loài đó.”

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: National Geographic/by Christine Dell’Amore

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments