Khả năng sử dụng kháng sinh Florfenicol trị bệnh nhiễm khuẩn Vibrio trên tôm sú

-

Sử dụng kháng sinh như là một loại thuốc phòng các bệnh nhiễm khuẩn thuộc nhóm Vibrio rất phổ biến ở Thái Lan. Tuy nhiên, công dụng của thuốc kháng sinh có thể bị ảnh hưởng do tính nhạy cảm và tính đối kháng của các thành phần hóa chất có trong nước biển.

Ngoài ra, sự gia tăng các chủng vi khuẩn Vibrio có khả năng kháng thuốc kháng sinh cũng gây khó khăn trong việc chống lại các mầm bệnh này. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu khả năng sử dụng kháng sinh Florfenicol như là một loại thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn Vibrio trên tôm sú.

Kháng sinh Florfenicol (FF) và Chloramphenicol (CAP) được sử dụng để đánh giá khả năng diệt khuẩn nhómVibrio trong ống nghiệm (in vitro). Tổng cộng 102 chủng vi khuẩn Vibrio phân lập từ các ao nuôi tôm nhiễm bệnh được sử dụng cho nghiên cứu này, bao gồm 7 chủng V. alginolyticus, 14 chủng V. cholerae, 14 chủng V. damsela, 27 chủng V. fluvialis, 30 chủng V. parahaemolyticus và 10 chủng V. vulnificus. Thí nghiệm in vivo trên tôm sú 3 tháng tuổi với trọng lượng trung bình 14.5 ± 1.0 g, tôm được cho ăn thức ăn có chứa FF với hàm lượng 0.8 g/kg thức ăn. Tôm được cho ăn 3 lần/ngày với liều lượng khoảng 2.5% trọng lượng thân. Mẫu gan tụy và cơ tôm được thu tại các thời điểm 0.5, 1, 2, 4, 8.5, 12, 16.5 và sau mỗi 24 h sau khi cho tôm ăn kháng sinh trong 5 ngày, và tiếp theo cho tôm ăn thức ăn không có kháng sinh sau 1, 3, 5, 7, 9 ngày. Florfenicol-amine (FFA) là một chỉ dấu phân tử của FF được đo ở gan tụy và cơ tôm tại các thời điểm thu mẫu bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) và phương pháp so màu quang phổ UV.

Kết quả cho thấy, nồng độ ức chế tối thiểu MIC (Minimum Inhibitory Concentration) của cả hai loại kháng sinh là ≤ 8 μg/ml, chứng tỏ tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được đều rất nhạy cảm với cả hai loại kháng sinh này. Nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh FF dao động từ 0.5-4.0 μg/ml và đối với kháng sinh CAP là 0.5-8.0 μg/ml. Khả năng diệt khuẩn của cả hai loại kháng sinh không bị ảnh hưởng đáng kể khi bổ sung vào hệ thống thí nghiệm nước biển có độ mặn 5 ppt. Kháng sinh FF tốt hơn để điều trị bệnh nhiễm khuẩn do nhóm Vibrio trên tôm khi xem xét về hoạt động tiêu diệt vi khuẩn trong thí nghiệm trong ống nghiệm và ảnh hưởng của nó đến sản phẩm động vật nuôi dùng làm thực phẩm cho con người. Nồng độ FFA trên mẫu gan tụy và cơ tôm ở nhóm đối chứng bằng 0 khi phân tích bằng hai phương pháp này. Nồng độ cao nhất của FFA (Cmax) phát hiện trong gan tụy tôm sau 1 giờ cho ăn (Tmax) là 0.7 μg/g mô gan tụy, và Cmax của cơ tôm là 0.05 μg/g mô cơ sau 4 giờ (Tmax). Nồng độ trung bình của FFA sau mỗi 24 giờ sau khi cho tôm ăn kháng sinh là 0.54±0.04 μg/g trong gan tụy và 0.15±0.02 μg/g trong cơ tôm. Vào ngày thứ 7 sau khi dừng cho tôm ăn thức ăn có chứa kháng sinh, nồng độ FFA trong gan tụy và cơ thấp hơn giới hạn phát hiện của phương pháp này (0.01 μg/g).

Tóm lại, nhóm vi khuẩn Vibrio rất nhạy cảm với hai loại kháng sinh Florfenicol (FF) và Chloramphenicol (CAP). Khả năng hấp thụ của kháng sinh vào cơ thể tôm khá nhanh, ngay sau khi cho tôm ăn khoảng 1 giờ.

Oral Medication with Florfenicol for Black Tiger Shrimps Penaeus monodon

Florfenicol (FF) and Chloramphenicol (CAP) were tested for their in vitro antimicrobial activity against 102 Vibrioisolates from clinical cases. The Minimum Inhibitory Concentration (MIC) for both antimicrobials was ≤ 8 μg/ml suggesting that all of the tested isolates were susceptible to both antimicrobials. The observed MIC range of FF (0.5-4.0 μg/ml) was more potent than that of CAP (0.5-8.0 μg/ml). The activity of both antimicrobials was not substantially influenced by the addition of sea water (5 ppt salinity) to the test system. When considering the best type of antimicrobial for food producing animals and in vitro antivibrio activity, FF is a good prospect for the treatment of shrimp Vibrio pathogens. Accordingly an in vivo study was conducted on 3-month old black tiger shrimps, Penaeus monodon (14.5 ± 1.0 g) which were fed for 5 days with FF medicated feed at 0.8 g of FF per kilogram of feed, and 2.5% of the shrimps body weight. Florfenicol-amine (FFA), the marker residue of FF, was measured in the hepatopancreas and muscle using High Performance Liquid Chromatography (HPLC) and UV detection. The FFA concentration in samples from control shrimp was zero using these methods. The maximum concentration of FFA (Cmax) detected in the hepatopancreas after 1 hour (Tmax) was 0.7 μg/g tissue, and Cmax in the muscle was 0.05 μg/g tissue 4 hours (Tmax) after the initial medication. The average concentrations of FFA analyzed every 24 hours after medication were 0.54±0.04 μg/g in the hepatopancreas and 0.15±0.02 μg/g in the muscle. By the seventh day, following the cessation of feeding the medicated feed, the drug residue in the shrimp hepatopancreas and muscle, was lower than any detectable limits for the methods used (0.01 μg/g).

Triệu Tuấn, trieu tuan blog
Source: Nutcharnart Tipmongkolsilp et al. Oral Medication with Florfenicol for Black Tiger Shrimps Penaeus monodon. TJVM 36(2): 39-47.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments