Nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei ở Ấn Độ

-

Nông dân Ấn Độ cảm thấy yên tâm khi nuôi tôm thẻ L. vannamei bởi họ phải đối mặt với ít vấn đề hơn là tôm sú P. monodon.

Sản xuất và kinh tế

Năng suất nuôi tôm thẻ L. vannamei ở Ấn Độ năm 2013 trung bình là 6,49 tấn/ha/năm so với mức 10,3 tấn năm 2011. Trước đó, nông dân đã háo hức thả mật độ dày (60-80/m2) dẫn đến sản xuất dư thừa kéo theo giá giảm. Nông dân cũng phải đối mặt với một số vấn đề của sản xuất. Vậy nên cuối cùng có thể khiến cho nhiều người nuôi thường giảm mật độ thả dẫn đến năng suất giảm vào năm 2013. Chi phí sản xuất trung bình ở trong khoảng RS 190-200/kg để sản xuất L. vannamei cỡ 40 con.

Chuẩn bị ao

Các phương pháp chuẩn trong khâu chuẩn bị ao nuôi tôm có thể được áp dụng tùy thuộc vào loại đất (ví dụ như đất phèn), thời tiết, vv… Các ao mới làm không cần phơi nhưng việc san lấp đáy đúng cách rất quan trọng. Cần nhổ hết cỏ và các bụi cây còn lại ở đáy ao trước khi đưa nước vào. Kiểm tra pH đất và nếu dưới 7,5 thì nên bón vôi. Ở các ao cũ, sau khi thu hoạch phải rửa bỏ chất thải ở đáy ao bằng ống vòi dài sử dụng các máy bơm phụt. Sau đó, đất đáy được phơi nắng cho đến khi các vết nứt xuất hiện.

Sử dụng đĩa cày để loại bỏ lớp đất màu đen ở đáy ao. Cần khoảng hai tuần kể từ ngày thu hoạch để cày và phơi khô (3 lần). Làm rào cua và lưới chắn chim trước khi bơm nước để ngăn chặn sự xâm nhập tự động. Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý đất là cách thực hành cơ bản để nâng độ màu mỡ của đất ao. Nước đưa vào được bơm qua 2 lưới lọc (mắt lưới cỡ 60/inch vuông) ở mỗi chỗ tại nguồn và đầu vào trong ao, duy trì độ sâu 1,5 mét. Nước được giữ lắng trong 3-4 ngày và khử trùng bằng chlorine 30-50 ppm.

Tạo và duy trì hệ thực vật phù du phát triển tốt trong suốt vụ nuôi là một trong những bước quan trọng nhất hướng đến vụ nuôi thành công. Cách làm này giúp ổn định hệ sinh thái toàn bộ ao bằng cách giảm thiểu các biến động trong chất lượng nước.

Các loại phân hữu cơ và phân vô cơ được sử dụng tùy thuộc vào chất lượng đất (độ màu mỡ) để hỗ trợ cho nước giúp thực vật phù du phát triển. Một số nông dân sử dụng các loại phân hữu cơ như phân bò trong các trang trại nuôi tôm thẻ L. vannamei. Họ bón 3 – 5 lần loại phân bò đã được phơi nắng và xử lý trước trong suốt thời gian nuôi. Hầu hết nông dân sử dụng chất hữu cơ có nguồn gốc từ các sản phẩm thực vật như cám gạo đã trích ly dầu và các loại bánh đã trích ly dầu (neem, đậu phộng, hoặc mè) và mật đường làm nguồn dinh dưỡng cho ao sau khi cho lên men với nấm men. Sử dụng một lượng ít (từ 5 – 10 kg/ha/tuần) chất hữu cơ lên men trong 30 ngày nuôi sau khi thả giống ở các vùng nuôi trên cát có nước biển (có ít chất hữu cơ). Các trang trại tiếp nhận nước từ nhánh sông giàu chất hữu cơ và nằm ở vùng đất sét không cần nhiều phân bón hữu cơ. Trong các trường hợp này, bón chất hữu cơ lên men 1 hoặc 2 lần với mức 5 kg/ha/tuần là thích hợp cho thực vật phù du phát triển. Cần sự chăm sóc tối đa khi sử dụng phân bón hữu cơ. Phân bón vô cơ, như urê (46% N) và hỗn hợp phân bón như amoni phosphate (16: 20: 0) cũng được sử dụng ở mức 20 – 30 kg/ha. Sau khi bón phân, trong vòng 4-7 ngày thực vật phù du sẽ phát triển.

Thả giống dùng hậu ấu trùng sạch bệnh (SPF)

Các ao được thả tôm giống sạch bệnh (PL 9 -12) với mật độ 30 – 60 con/m2. Ở một số vùng của Tamil Nadu, nông dân ưa thả mật độ rất thấp (10 con/m2). Cơ quan Nuôi trồng Thủy sản Ven biển (CAA) cho phép nông dân thả mật độ lên đến 60 con/m2. Con giống được kiểm tra bằng các đánh giá sức khỏe thường xuyên và một số ít nông dân ưa chọn kiểm tra bằng PCR.

Tôm giống đóng gói trong túi nilon hai lớp có oxy được đưa đến trại nuôi và giữ trong nước ao cho thích ứng theo đúng cách. Sau đó, nước ao được cho từ từ vào các túi tôm giống và tiếp đó tôm giống được cho thả từ từ vào ao.

Quản lý ao nuôi

Tôm thẻ L. vannamei chịu được độ mặn và nhiệt độ ở phạm vi rộng. Áp dụng không thay nước từ 60 đến 80 ngày. Ở các khu vực có vấn đề thấm nước thì chỉ bổ sung thêm nước. Tùy thuộc vào mật độ thả và chất lượng nước được thay ở mức cần tối thiểu (ví dụ 10%) ở một số trang trại. Thực hiện thay nước bằng cách sử dụng nước đã xử lý bằng chlorin từ các ao lắng. Ở mức trung bình, quạt nước 1 HP được sử dụng để cung cấp sản lượng 400 – 500 kg tôm. Độ sâu lý tưởng là 1,25 – 1,5 mét. Các điều kiện chất lượng nước tối ưu trong nuôi tôm thẻ L. vannamei được đưa ra trong bảng sau.

Bảng 1: Các thông số chất lượng nước trong nuôi tôm thẻ

image

Các vấn đề gặp phải

Nông dân Ấn Độ cảm thấy yên tâm khi nuôi tôm thẻ L. vannamei bởi họ phải đối mặt với ít vấn đề hơn là tôm sú P. monodon. Tỉ lệ tôm chết sớm đã được báo cáo từ một số tiểu bang như Tamil Nadu bị nghi ngờ cho là EMS (hội chứng tôm chết sớm) nhưng việc này cần nghiên cứu chi tiết. Khác với tôm sú P. monodon, ấu niên bị ảnh hưởng không phục hồi được cơ bị co rút. Không có báo cáo nào về bệnh đốm trắng (WSSV) từ trại sản xuất tôm giống. Tuy nhiên sự xuất hiện của bệnh đốm trắng ngay từ các ao (lây nhiễm theo chiều ngang) đã được báo cáo ở một số trang trại từ bang Andhra Pradesh và Tamil Nadu.

BioAqua.vn
Nguồn: Tạp chí Asian Aquaculture Network – Tháng 1-3/2014

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments