9 thách thức mấu chốt để ngành thủy sản hiện đại tăng trưởng

-

“Ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản giống như một củ hành tây”, Wally Stevens, Giám đốc điều hành Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA) chia sẻ tất cả ý kiến của mình với các chuyên gia thủy sản đồng tham dự Hội nghị GOAL 2015 được tổ chức trong tuần tại Vancouver, Columbia, Anh.

Sau buổi tiếp chuyện với Chief Maurice Nahanee và Chinook Song Catchers trực thuộc Squamish First Nations, Stevens không muốn lãng phí thời gian trong việc giải quyết những thách thức hiện nay đối với ngành nông – thủy sản trên toàn thế giới, ông mượn hình tượng của rau củ để minh họa rõ hơn về bức tranh của ngành công nghiệp chịu sự tàn phá nặng nề.

Đối với nuôi trồng thủy sản, Stevens cho biết: mọi thứ đều không bị cô lập, hay đúng hơn chúng được ví như củ hành tây, được xếp lớp và có bản chất là liên kết.

Củ hành tây đặc biệt này bao gồm 9 lớp, và Stevens bắt đầu lập luận từ cốt lõi:

+ Dịch bệnh

+ Thức ăn

+ Môi trường

+ Trách nhiệm xã hội

+ Không gian thương mại

+ Đầu tư

+ Khả năng lãnh đạo

+ Nhận thức của người tiêu dùng

+ Giáo dục

Nhìn chung, phần lớn ngành công nghiệp đã đáp ứng được một số những thách thức có hiệu quả tại những khu vực nhất định so với các ngành khác. Cũng theo Stevens, dịch bệnh và trách nhiệm xã hội có thể sử dụng vào hầu hết các công việc – Stevens xếp chúng vào khu vực “D” lớp thứ 4. Đặc biệt khi nói đến trách nhiệm xã hội, “chúng tôi có trách nhiệm lớn hơn để làm tốt công việc khi phân chia đàn ông và phụ nữ được quyền tham gia vào bất kỳ khía cạnh của cộng đồng thủy sản”, Stevens cho biết.

Điển hình như: thức ăn, hỗ trợ đầu tư và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng được xem là lớp giữa – lớp “C”, trong khi ngành công nghiệp đã phân chia môi trường và thách thức thay đổi thị trường để đạt đến sự tin tưởng và hài lòng (lớp B).

Với tất cả những nỗ lực cải thiện phân khúc lớp của củ hành tây thì theo Stevens phụ thuộc vào lớp “giáo dục”, cụ thể: “Nguyên tắc giải quyết dịch bệnh, thức ăn, môi trường, trách nhiệm xã hội, thị trường, đầu tư, khả năng lãnh đạo và nhận thức của người tiêu dùng là thách thức của giáo dục”.

“Đó là tiêu chuẩn của sự giáo dục ở một xã hội văn minh. Sự giáo dục sẽ là tiêu chuẩn của một ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản bền vững”, Stevens kết luận.

Source: Lâm Nhất Phong, TepBac.Com
Theo Seafoodsource.com

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments